0 Comments

Xã hội, con người càng phát triển, kéo theo kỹ thuật, công nghệ càng phát triển theo. Nếu như trước đây, khi phát sinh những nghiệp vụ yêu cầu cần ký kết, chủ thể phải trực tiếp ký vào giấy tờ được đưa ra thì hiện nay, với ứng dụng của khoa học công nghệ hiện đại, chủ thể có thể sử dụng hình thức chữ ký khác như chữ ký số, chữ ký số hsm,.. nhằm xác nhận danh tính của mình mà không cần đích thân đến địa điểm ký kết. Tuy nhiên bên cạnh tính thuận tiện này thì một câu hỏi lại được đặt ra: Liệu rằng chữ ký số có đảm bảo tính chính xác và bảo mật trong việc nhận diện người sử dụng hay không? Dưới đây là những minh chứng giúp trả lời cho thắc mắc này của các cá nhân, doanh nghiệp.

Chữ ký số- Tích hợp đa tiện ích: Một trong những đặc điểm nổi bật của chữ ký số so với các cách thức xác thực khác là chỉ cần 1 chữ ký đã có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Ví dụ cụ thể như người dùng chỉ cần sử dụng một chữ ký số đã đăng ký để thực hiện các dịch vụ công như: kê khai thuế, bảo hiểm điện tử, khai hải quan, giao dịch ngân hàng… Như vậy, chỉ cần mang theo một thiết bị có hình dạng giống một chiếc USB là người dùng đã có thể sử dụng hàng loạt những tiện ích công cộng, vừa gọn nhẹ, vừa thuận tiện, lại không bị gò bó về thời gian cũng như không gian.

chữ ký số

Chữ ký số- Tối thiểu hóa chi phí: Ngoài tính tiện lợi đã được chỉ ra thì so với việc thực hiện thủ công như trước đây (chữ ký trên giấy tờ), việc áp dụng chữ ký số đã mang lại lợi ích về chi phí cho doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp không còn phải lưu trữ hồ sơ dưới dạng văn bản nữa, tiết kiệm được không gian mặt bằng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh trong quá trình đi lại chuyển giao hồ sơ, giấy tờ cũng được giảm thiểu (chi phí chuyển phát, giao dịch,…), đồng thời cũng giảm thời gian chờ đợi giải quyết các thủ tục hành chính, v.v…

Chữ ký số- Không còn mối lo về thất thoát và hư hỏng tài liệu: Chữ ký số được lưu trữ dưới dạng điện tử nên các văn bản, tờ khai ký bằng chữ ký số có thể được lưu trữ, tra cứu trong rất nhiều năm, mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh như: môi trường, nhà kho… so với hình thức thủ công ký trên giấy tờ trước đây. Việc lưu trữ, xử lý, tìm kiếm, tra cứu thông tin… cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều và được đảm bảo trong thời gian dài.

Chữ ký số- Giải quyết nỗi bất an về bảo mật: Chữ ký số là giải pháp được quốc tế công nhận về tính pháp lý, có thể giải quyết triệt để các nguy cơ an ninh trong giao dịch trực tuyến. Về mặt kỹ thuật công nghệ, chữ ký số được thiết kế dựa trên hạ tầng mã hóa công khai PKI, trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo chữ ký số khi được một người dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khóa bí mật mới có thể tạo ra được chữ ký số đó (đã được chứng minh về mặt kỹ thuật mã hóa).

Ngoài ra, thông tin trên văn bản đang trong quá trình mã hóa bằng chữ ký số cũng không thể bị sửa đổi trong khi truyền vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm (là giải thuật nhằm sinh ra các giá trị băm tương ứng với mỗi khối dữ liệu, có thể là một chuỗi ký tự, một đối tượng trong lập trình hướng đối tượng, v.v…) cũng sẽ thay đổi và ngay lập tức bị phát hiện. Quá trình mã hóa sẽ ẩn nội dung của gói tin đối với kẻ xâm nhập vào đường truyền.

Bên cạnh sử dụng trong kê khai thuế qua mạng đã dần quen thuộc trong thời gian qua, chữ ký số còn được sử dụng trong các giao dịch khác như: bảo hiểm xã hội điện tử, hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng, chứng khoán trực tuyến… Hiện nay, hầu hết các ngân hàng và công ty chứng khoán trên thế giới đã sử dụng chữ ký số thay thế cho các phương thức xác thực mật khẩu 1 lần như OTP SMS và OTP token (các phương này tiềm ẩn rủi ro trong các giao dịch cao hơn khi sử dụng chữ ký số).

Tiềm năng phát triển của chữ ký số: Tại Việt Nam, dịch vụ chữ ký số đã được cung cấp từ năm 2009. Qua 10 năm triển khai, chữ ký số được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kê khai thuế điện tử, hải quan, bảo hiểm điện tử, hóa đơn điện tử… Việc áp dụng chữ ký số không chỉ giúp các đơn vị, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, giảm thời gian chờ đợi giải quyết các thủ tục mà còn giúp giảm tải khối lượng nghiệp vụ do các cơ quan quản lý hành chính thực hiện.

Có thể lấy ví dụ trong lĩnh vực thuế, hiện tại có hơn 98% doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng và 93% doanh nghiệp nộp thuế điện tử. Theo số liệu của ngành Thuế, với việc đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính và cắt giảm số giờ nộp thuế, cộng đồng doanh nghiệp đã tiết kiệm được trên 7.000 tỷ đồng/năm, số giờ nộp thuế đã giảm từ 537 giờ xuống còn 117 giờ.

Như vậy, bằng những con số biết nói kể trên, tiềm năng phát triển của chữ ký số trong hiện tại và tương lai là rất lớn. Chỉ với chi phí nhỏ ban đầu bỏ ra để đăng ký sử dụng chữ ký số, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có thể thu được những lợi ích tiềm tàng mà nó mang lại với giá trị chiết khấu nhỏ trong quãng thời gian sử dụng dài.

https://kenhbacsi.net/

https://kenhbacsi.net/suc-khoe/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts