0 Comments

Máy li tâm (centrifuge) là thiết bị hoạt động dựa vào nguyên tắc của lực ly tâm, thực hiện quá trình phân tách hoặc cô đặc để tách các pha rắn – lỏng và lỏng – lỏng từ hỗn hợp thành những phần tử riêng biệt. 

Máy li tâm được ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Tách các phân tử gây cháy hoặc tách vi khuẩn, bào tử vi khuẩn, nấm…
  • Ly tâm trước khi lọc nhằm tăng năng suất máy lọc, giúp tiết kiệm thời gian, làm giảm kinh phí trong việc sản xuất nước quả, dầu thực vật,…
  • Máy li tâm có khả năng làm sạch, tách các tạp chất ở trong sản xuất dầu ăn, tinh bột, probiotic… nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm.
  • Thu nhận enzym sau khoảng thời gian nuôi cấy sinh khối vi sinh

Ảnh: Máy li tâm ống máu

>> Xem thêm: Các thiết bị khoa học

Nên chọn máy li tâm như thế nào?

Nếu bạn đang cần tìm mua thiết bị máy li tâm nhưng chưa rõ loại nào phù hợp và có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thì hãy thử giải đáp các câu hỏi dưới đây, đảm bảo sẽ bạn sẽ tìm mua được đúng loại phù hợp với nhu cầu:

– Dùng máy ly tâm để sử dụng trong lĩnh vực nào?

– Bạn cần yêu cầu như thế nào về khối lượng và lực ly tâm tối đa, tối thiểu?

– Trong 1 lần chạy bạn cần xử lý bao nhiêu ống hoặc mẫu?

– Thiết bị li tâm cần hỗ trợ định dạng mẫu nào? (mẫu nhỏ, ống lấy máu, ống hình nón,…)

– Cần lựa chọn roto cố định hay roto xoay?

– Có bao nhiêu người sử dụng?

– Không gian để thiết bị như thế nào, cần máy để bàn hay máy để sàn?

– Các yêu cầu đặc biệt như truy xuất nguồn gốc quy trình thực hiện, khóa bảo mật cho người dùng hay kiểm soát sinh học có cần hay không?

Một số lưu ý để sử dụng máy li tâm an toàn

Bên cạnh việc chọn đúng model máy li tâm cần tìm khi sử dụng chúng ta cần lưu ý những điều sau để máy được hoạt động tốt cũng như mang lại hiệu quả công việc cao:

Trước hết cần đặt máy li tâm trên bề mặt phẳng và chắc chắn. Do quá trình ly tâm quay với tốc độ cao nên nó cần phải đặt trên bề mặt bằng phẳng và chắc chắn tránh việc máy bị rung lắc khi hoạt động. Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều máy ly tâm thông minh – sẽ không hoạt động được nếu bề mặt chưa phẳng và chắc chắn.

Thứ 2: Chọn roto thích hợp. Roto là thiết bị thực hiện quá trình quay mẫu của bạn, mỗi loại roto thích hợp với các loại ống khác nhau và với tốc độ ly tâm phù hợp vì vậy cần phải sử dụng roto phù hợp và ở giới hạn tốc độ cần thiết.

Roto ly tâm ống máu

Ảnh: Roto dành cho li tâm ống máu

Thứ 3: Cần phải đặt mẫu ly tâm cân bằng, đối xứng. Nếu bạn chỉ cần ly tâm 1 ống thì cần phải thêm một ống cân bằng đối diện trực tiếp và đặt đối xứng với mẫu và cùng trọng lượng với mẫu. Khi bạn cần ly tâm nhiều ống ly tâm, chúng ta cần đặt các ống đối xứng và cân bằng nhau

Thứ 4: Cài đặt tốc độ ly tâm phù hợp với mẫu vật cần ly tâm

Thứ 5: Cần giữ khoảng cách an toàn với máy tâm và tắt máy ngay khi có hiện tượng máy lắc lư, rung mạnh

Thứ 6: Chỉ mở nắp khi roto đã dừng hoàn toàn. Những máy li tâm hiện đại thường được khóa nắp tự động và mở nắp khi kết thúc chương trình, những máy li tâm cũ hơn không có tính năng này nên chúng ta cần lưu ý.

Thứ 7: Khi tháo ống mẫu ly tâm ra khỏi máy, cần thao tác cẩn thận, tránh để mẫu trộn lẫn lại với nhau và kiểm tra xem mẫu có bị rò rỉ hoặc ống ly tâm có bị hỏng không.

Và điểm cuối cùng là: máy li tâm được hoạt động bền bỉ chúng ta nên làm sạch roto sau mỗi lần thực hiện quá trình ly tâm bằng cách lau nhẹ nó sau quá trình ly tâm và khi kết thúc quá trình ly tâm (nếu máy ly tâm không có tính năng tự động mở nắp) chúng ta hãy mở nắp để hơi thoát ra ngoài, giúp máy được khô ráo và sạch sẽ hơn.

Nếu đã trả lời xong những câu hỏi trên thì bạn đã có thể lựa chọn được máy ly tâm phù hợp rồi nhé. Để biết thêm về máy li tâm, hãy truy cập: Máy ly tâm – Công dụng và phân loại

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts